Độ ẩm không khí chính là lượng hơi nước ở trong không khí.

     Khái niệm độ ẩm vẫn được dùng khi nói đến ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát sinh bệnh tật chính là độ ẩm tương đối. Độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa, tức là giữa lượng hơi nước (tính bằng Gam) đo được trong 1m3 không khí với lượng tối đa hơi nước mà 1m3 khối không khí có thể có ở nhiệt độ nhất định nhân với 100.

     Nhìn chung, độ ẩm không khí ở nước ta cao quanh năm, độ ẩm ở các tỉnh miền bắc khá cao, khoảng 85-90%, thời kỳ mùa đông, độ âm rcó thể lên tới 90-95%, khi trời nhiều mây, gió yếu làm cho quá trình bay hơI nước giảm mạnh. Thời tiết nồm ẩm kết hợp với mưa phùn, mưa nhỏ càng làm cho tình trạng ẩm ướt trầm trọng thêm vì hơi nước theo gió len lỏi vào các ngõ nghách. Thời tiết nồm ẩm và những đợt gió Đông yếu thay thế cho không khí lạnh ở đất liền là không khí nóng ẩm và ẩm từ biển vào một cách từ từ. Không khí nóng ẩm tiếp xúc với mặt đất còn đang lạnh gây ra trạng thái bão hoà hơi nước. Hơn nữa bão hoà đọng lại trên bề mặt tiếp xúc thành một lớp mỏng. Khi trời sắp mưa, độ ẩm còn tăng nhiều hơn.

Độ ẩm không khí liên quan đến sức khoẻ con người

     Với nhiệt độ vào khoảng 19-200 C, độ ẩm tương đối trong nhà cho phép dao động trong khoảng từ 30- 80%. Vì dung tích nhiệt và tính dẫn nhiệt của không khí ẩm cao nên trong thời tiết lạnh ẩm của mùa đông, khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp hơn bề mặt da, không khí lạnh từ ngoài đột nhập cơ thể dễ dàng, khiến cơ thể bị mất nhiều nhiệt. Do vậy, khi nhiệt độ không khí dưới 150 C, độ ẩm không khí tăng 90% ta dễ bị cảm lạnh. Lạnh ẩm tạo lên cáI rét thấu xương, ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể làm đề kháng giảm sút, một số bệnh có cơ hội phát sinh, phát triển hoặc nặng thêm.Các bệnh đường hô hấp như viêm amidan, viêm mũi hang, thanh quản khí quản, viêm phổi ở trẻ nhỏ và cả ở người già…dễ phát sinh.  Bệnh lao phổi thường nặng thêm, người bệnh có thể bị sốt cao, ho nhiều và ho ra máu. Những người bệnh bị cao huyết áp rất dễ bị tai biến mạch máu não. Các bệnh loét xạ dày- tá tràng, hen suyễn và thấp khớp cũng thường phát triển vào những tháng lạnh ẩm. Các thống kê y học cho they, về mùa đông, số người mắc bệnh thấp khớp ở vùng ven biển (2.88%) cao hơn rõi rệt so với vùng trung du (0.75%). Số người phải vào viện cũng tăng lên vào khoảng tháng 2-3 dương lịch khi thời tiết ẩm, mưa phùn. Các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu quai bị, viêm màng não do màng não cấu khuẩn…dễ phát sinh và gây thành dịch, nhất là trong các tập thể trẻ và các khu dân cư đông đúc ở các vùng sâu vùng xa nơi mà công tác tiêm chủng không đảm bảo. Các điều tra dịch tễ học cho they, vi khuẩn, vi rút gây bệnh có thể tồn tại và giữ nguyên độc tính trong điều kiện lạnh ẩm. Vi khuẩn liên cầu tan máu tồn tại và giữ độc tính trong bụi được 10 tuần , phế cầu khuẩn sống được trong khoảng từ 55-140 ngày trong đờm khô. Chính hơi nước và protid ở những hạt bụi ẩm đã giúp cho các vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại lâu dài và gây bệnh.

     Để giữ vững sức khoẻ, chủ động phòng chống bệnh tật, mọi người cần thường xuyên giữ ấm cơ thể, duy trì chế độ làm việc, ăn uống sinh hoạt hợp lý…Ngoài ra khi xây dựng nhà cửa cần chọn những vật liệu có khả năng kháng ẩm như thạch cao và các chất chống ẩm khác. 
     Chính vì vậy CÔNG TY TNHH XÂY - DỰNG THƯƠNG MẠI GIA HUY đã sản xuất ra tấm thạch cao 
chống thấm và nấm mốc gây tổn hại cho công trình và sức khoẻ.