Mức ồn trong phòng được đo và đánh giá theo hai cách:
- Mức ồn tương đương, ký hiệu LTĐ, đơn vị dB,A, là trị số mức âm toàn phương trung bình theo đặc tính A, trong khoảng thời gian T của âm thanh đang nghiên cứu có mức thay đổi theo thời gian.
- Mức ồn trung bình, đơn vị dB, theo dải tần số 1 octa với các tần số trung bình là 63; 125; 250; 500; 1000; 2000; 4000 và 8000 Hz. Kết quả đo được biểu diễn trên biểu đồ dưới dạng đường biểu diễn mức ồn theo tần số (còn gọi là phổ tiếng ồn)
- Mức ồn tối đa cho phép là trị số mức ồn cực đại trong phòng không được vượt, nhằm bảo đảm điều kiện âm thanh thích hợp cho các hoạt động trong phòng. Mức ồn tối đa cho phép được quy định theo hai cách phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng âm thanh các phòng:
Đối với các phòng không đòi hỏi có chất lượng âm thanh cao (như phòng làm việc, phòng đọc sách, lớp học, giảng đường, phòng thi đấu thể thao, nhà hàng, …) : mức ồn tối đa cho phép được xác định theo mức ồn tương đương trong thời gian tương ứng với hoạt động của con người trong phòng, ký hiệu [LTĐ], (dB,A).
Đối với các phòng có yêu cầu chất lượng âm thanh cao (như các phòng khán giả nhà hát, phòng hoà nhạc, chiếu phim, hội thảo …): mức ồn tối đa cho phép được xác định theo họ đường cong NR trong thời gian gian tương ứng với hoạt động của con người trong phòng (Noise Rating, theo I.S.O. R 1996, 1971). Hình biểu diễn họ đường NR cho trên hình 1, hoặc các giá trị mức ồn tối đa cho phép theo dải tần số 1 octa tương ứng trên bảng 1.
Thời gian tương ứng với hoạt động của con người trong phòng được quy định theo theo hai loại:
- Các hoạt động có đặc điểm ban ngày (từ 6 đến 22 giờ) và ban đêm (từ 22 đến 6 giờ), như nhà điều dưỡng, phòng bệnh nhân…;
- Các hoạt động xẩy ra vào bất cứ thời gian nào trong ngày, như phòng khán giả, lớp học...
Các phòng được coi là đạt mức ồn tối đa cho phép nếu thoả mãn điều kiện sau đây:
Mức ồn tương đương (dB, A) bằng hoặc nhỏ hơn mức ồn tối đa cho phép
LTĐ ≤ [LA]
Đường biểu diễn mức ồn nền thực tế theo tần số không có trị số mức ồn tại bất kỳ một tần số trung bình nào nằm cao hơn đường NR cho phép, hoặc các giá trị mức ồn trong phòng tại các tần số trung bình không được vượt các giá trị mức ồn tối đa cho phép (cho ở bảng 1) tương ứng với các đường NR cho phép.
Cách âm?
Vấn đề cách âm trong xây dựng và thiết kế nội thất.
Phòng nghe nhạc có thiết kế hợp lý
Việc cách âm đòi hỏi sự tách biệt tối đa về mặt vật lý. Hiệu quả cách âm đạt đến tối đa khi không có sự tiếp nối về mặt cấu trúc của phòng cách âm với những bộ phận khác trong căn nhà.
Có hai loại bề mặt thích hợp cho kỹ thuật cách âm: Tường dựng trên những cây cột và các kỹ thuật tạo đường soi, rãnh hoặc lỗ. Trong kỹ thuật tường sử dụng cột, cột được chống ở cả hai mặt trong và ngoài của tườmg. Khi tường phía trong rung lên dưới tác động của âm thanh có cường độ lớn thì cột bên trong trực tiếp chịu chấn động. Hàng côt ngoài hầu như không bị ảnh hưởng bởi những rung động này.
Trong ảnh có thể they một phòng đang được xây dựng với những cột chống đầu tiên ở phía trong (khung thép).
Giữa những cột chống này, người ta sẽ đặt những mảng bông thủy tinh sau đó ốp tấm thạch cao bên ngoài gọi là vách. Nhiều thí nghiệm cho thấy kết cấu này có khả năng giảm thiểu tới 50 Decibel tiếng ồn. Tất nhiên, nếu tiếng ồn lớn thì ở phía ngoài căn phòng vẫn có thể nghe thấy âm thanh phát ra nhưng nói chung nó đã được giảm đi nhiều.
Ngoài các biện pháp sử lý về kiến trúc, để giảm thiểu tiếng ồn, có thể lắp đặt trong phòng những tấm rèm lớn, nặng hoặc sử dụng vật liệu trang trí bề mặt có khả năng hút hay làm tiêu âm thanh như các loại có bề mặt gồ ghề hoặc cấu tạo dạng lỗ phân bố đều hoặc không đều nhau (Tấm tiêu âm Gia Huy).