Thông thường thì mọi vật liệu đều có mao quản với đường kính từ 20 – 40 micromet và nước sẽ thẩm thấu qua các mao quản này

Thông thường thì mọi vật liệu đều có mao quản với đường kính từ 20 – 40 micromet và nước sẽ thẩm thấu qua các mao quản này. Nước ở trong lòng đất thẩm thấu qua tường, vách của nhà do hiện tượng mao dẫn bên trong thấm ra bên ngoài.

Phương pháp chống thấm
Chống thấm là vấn đề khá nan giải. Nếu chỉ để giải quyết nhất thời hoặc chỉ có tác dụng kéo dài trong một thời gian 5-10 năm, vấn đề này còn có thể giải quyết dễ dàng bằng nhiều các chất liệu cũng như vật liệu xây dựng đã có thương hiệu  được sản xuất trong nước cũng như nước ngoài, có thể quét, dán, phủ…lên mặt lớp trát hoặc Be-tong cấu kiện bao che là có thể chống thấm, chống dột cho tường bao, mái che…Nhưng đó cũng chỉ là biện pháp tình thế. Nếu là hợp chất hữu cơ, hiện tượng lão hoá sau một thời gian sử dụng cungc là một vấn đề cần lưu ý trong điều kiện Việt Nam có độ ẩm không khí cao, mức nước ngầm cao, nhiệt độ luôn thay đổi…
Để chống thấm dột cho công trình, chúng ta đã dùng nhiều biện pháp, nhưng tựu chung lại gồm một số biện pháp nổi trội sau:

Dùng biện pháp phun dung dịch thấm sâu vào kết cấu:
Các dung dịch phun thường có vật liệu nền gốc Silicat có khả năng lấp lỗ rỗng, rỗ trong vật liệu, tăng cường lực liên kết nên có thể trám được các vết nứt chân chim do co ngót cũng như ngăn nước thấm sâu qua những mao quản.Có thể được dùng ở những mặt lộ của công trình.

Dùng các loại vật liệu mới:
Ngoài những vật liệu truyền thống cũng như hiện đại cũng cần nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung vừa để đáp ứng nhu cầu nhiệt đới hoá vừa phù hợp với điều kiện sản xuất để tạo cho môi trường thoải mái, tiện nghi, chống được nóng lạnh, ẩm thấp, rêu mốc…vừa bảo vệ được công trình dưới tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm, chống thoái hoá, ăn mòn và xâm thực của môi trường.

Dùng chất  dẻo sợi làm cốt  như sợi thủy tinh (được dùng nhiều để làm lõi trong sản xuất tấm thạch cao dùng làm tường, trần hay vách nhằm mục đích chống nóng, ngăn nước và chông rêu mốc) thay thế cho các loại vật liệu truyền thống là xi-măng hoặc các vật liệu khác vì bản thân sợi thủy tinh đã có khả năng ngăn ẩm, cách nhiệt và âm tốt, không co giãn. Loại vật liệu này có trọng lượng nhẹ, cường độ rất cao, không bị xâm thực nên đã được sử dụng trong các công trình ở nhiều nước như Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản…

Nó có thể được dung trong các trường hợp sau:
- Thay thế cốt thép, xi-măng trong kết cấu và nội thất công trình.
- Chế tạo các tấm mỏng để tăng cường, gia cố những kết cấu xây dựng bị nứt và thâm đột.

                                                                                                                                               Nguồn: Trang TTĐT Bộ Xây Dựng

Phòng thấm hơn chống thấm (Theo Http//:www.thegioixaydung.vn)